Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Nga thử nghiệm “siêu trực thăng” chuyên dụng ở Bắc Cực


Nga thử nghiệm siêu trực thăng chuyên dụng ở Bắc Cực


Trực thăng vận tải Mi-8 của Nga hạ cánh xuống khu vực bị tuyết bao phủ. Ảnh: RIA Novosti


Quân đội Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm trực thăng vận tải Mi-8AMTSh chuyên hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở Bắc Cực vào mùa đông năm nay.


RIA Novosti hôm 4/8 dẫn lời Aleksey Putintsev, chuyên gia trực thăng của Nga, cho biết, phiên bản thử nghiệm của trực thăng chuyên trách hoạt động tại Bắc Cực Mi-8AMTSh đang được hoàn thiện. “Đây là phiên bản trực thăng Mi-8 được hiện đại hóa đặc biệt nhằm hoạt động tốt trong môi trường Bắc Cực. Ban đầu, chúng tôi sẽ chế tạo các phiên bản quân sự của loại máy bay này”, Putintsev.


Do hoạt động chủ yếu ở vùng cực bắc trái đất, những chiếc Mi-8AMTSh cần phải vận hành tốt trong điều kiện bão tuyết mạnh. Chúng phải có khả năng hoạt động khi tầm nhìn hạn chế, bao gồm cả 6 tháng mặt trời lặn ở Bắc Cực. Thậm chí, chiếc máy bay có thể hoạt động tốt nếu tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn vì thời tiết xấu.


Các kỹ sư tại nhà máy Ulan-Ude, ở Cộng hòa Buryatia thuộc Nga, thiết kế máy bay mới từ trực thăng vận tải quân sự Mi-8AMTSh-B. Nó được trang bị động cơ tua bin khí VK-2500-03 thế hệ mới cùng hệ thống điện tử hiện đại. Ngoài biến thể quân sự, Mi-8AMTSh còn có các biến thể dân sự, giúp hỗ trợ các hoạt động thám hiểm Bắc Cực và khai thác dầu khí ở khu vực này.


Nga đang tăng cường các biện pháp thăm dò tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực. Theo tính toán của các chuyên gia, nguồn tài nguyên tiềm năng ở đây có giá trị khoảng 30 nghìn tỷ USD. Moscow dự định chuyển trọng tâm khai thác dầu và khí thiên nhiên tới Bắc Cực và Bộ Các tình trạng Khẩn cấp Nga nhận thấy họ cần bảo vệ các lợi ích của mình ở khu vực này.


Nga coi thăm dò và khai thác tài nguyên ở Bắc Cực là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ để phát triển kinh tế. Việc phát hiện các mỏ dầu khí lớn thổi bùng cuộc đua giành quyền kiểm soát Bắc Cực. Năm ngoái, Moscow đã công cố chiến lược tăng cường sự hiện diện ở cực bắc trái đất tới năm 2020.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét